Hưng thịnh và suy tàn T'aekkyŏn

Bài viết này có thể có nội dung gây nhầm lẫn hoặc không rõ ràng. Xin hãy giúp làm rõ thông tin. Thông tin thêm có thể tìm thấy ở trang thảo luận. (February 2009)

Thật ra trước đây T'aekkyŏn chưa bao giờ được phổ biến trên toàn bán đảo Triều Tiên, nhưng nó rất thịnh hành tại khu vực xung quanh Hán Thành, kinh đô của vương quốc Triều Tiên. Vào thời cực thịnh của mình, thậm chí vua Triều Tiên đương thời cũng thường xuyên luyện tập T'aekkyŏn[4] và các trận tỉ thí T'aekkyŏn (Subak) rất phổ biến. Tuy nhiên, người kế ngôi vị vua ấy lại ra lệnh cấm tiệt các trận tỉ thí vì sự lan tràn của nạn cá độ liên quan đến các trận T'aekkyŏn - đã có trường hợp con bạc gán cả vợ con, nhà cửa của mình - điều này khiến cho T'aekkyŏn trở thành một môn võ thuật thuần túy. Sau đó Subak chia làm hai loại yusul và T'aekkyŏn[5], during the early Joseon Dynasty.

Tuy nhiên, sự thịnh hành của T'aekkyŏn suy giảm nghiêm trọng khi Tống nho phát triển mạnh tại Triều Tiên, và trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ Triều Tiên thì môn võ này gần như bị mai một. Tuy nhiên, sau khi nền đô hộ của phát xít Nhật sụp đổ vào năm 1945, T'aekkyŏn được phục hưng trở lại. Thật vậy, khi người Nhật ra sức cấm đoán và tìm cách hủy diệt T'aekkyŏn, vị võ sư cuối cùng của T'aekkyŏn cổ truyền là Song Duk-Ki vẫn cố gắng duy trì việc tập tuyện đều đặn môn võ này và ông đã gieo những mầm mống đầu tiên cho sự phục hưng của T'aekkyŏn. Ông được công nhận là "di sản văn hóa sống" của Hàn Quốc theo Important Intangible Cultural Asset số 76 vào ngày 1 tháng 6 năm 1983. Song Duk-ki là võ sư Hàn Quốc duy nhất được công nhận danh hiệu này.